Hàng hóa sai phạm xử lý, tiêu hủy là các hàng hóa sai phạm nằm trong danh mục bắc buộc phải xử lý, tiêu hủy của cơ quan chức năng nhà nước hoặc các nhà máy, cơ sở sản xuất tự nguyện xử lý, tiêu hủy hàng hóa. Ân Thanh Nam nhận xử lý, tiêu hủy tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh và các tỉnh Miền Tây Nam Bộ…
Nguồn gốc phát sinh hàng hóa sai phạm xử lý, tiêu hủy:
-
Hàng hóa bắt buộc xử lý, tiêu hủy của cơ quan chức năng:
- Hàng sản xuất không rỏ nguồn gốc.
- Hàng sản xuất nhái nhãn hiệu, thương hiệu.
- Hàng sản xuất không đạt chất lượng tiêu thụ.
- Hàng quá date trong quá trình sản xuất lưu kho.
- Hàng nhập không rỏ nguồn gốc, chất lượng.
- Hàng nhập lậu…
-
Hàng hóa tự nguyện xử lý, tiêu hủy các nhà máy, cơ sở sản xuất:
- Hàng sản xuất không đạt chất lượng.
- Hàng sản xuất bị lỗi.
- Nguyên liệu sản xuất quá date.
- Hàng tồn kho quá date…
Tình trạng hàng hóa sai phạm xử lý, tiêu hủy:
Vì là hàng hóa đa dạng, nhiều chủng loại, nên có thể tồn tại rất nhiều dạng khác nhau:
- Rắn, dẻo, lỏng, dễ bốc hơi
- Có thể phát sinh mùi, độc tố…
Lưu, chứa hàng hóa xử lý, tiêu hủy:
Chứa trong nhà kho, trong bao bì chuyên dụng, trong bao bì hiện trạng sản phẩm…
Vận chuyển hàng hóa sai phạm xử lý, tiêu hủy:
– Vận chuyển xe chuyên dụng đảm bào vệ sinh môi trường
– Xử lý, tập kết về nhà nhà máy, phân loại.
– Tiêu hủy hoặc chôn lắp hợp vệ sinh tùy vào đặt tính hàng hóa hoặc theo chỉ định của cơ quan chức năng.
Tại sao hàng hóa sai phạm phải xử lý, tiêu hủy ?
-
Hàng bắt buộc xử lý, tiêu hủy của cơ quan chức năng:
Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, kiểm tra, thanh tra, từ thông tin nhân dân cung cấp… Các cớ quan chức năng phát hiện, xử lý hàng hóa sai phạm.
Về căn bản, các hàng hóa sai phạm được liệt kê nhưng trên phải bị xử lý, tiêu hủy. Vì nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần người tiêu dùng, cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, thất thu thuế nhà nước…
Tùy theo đặt tính hàng hóa hoặc theo chỉ định của cơ quan chức năng, mà nó được xử lý bằng phương pháp tiêu hủy hoặc chôn lắp hợp vệ sinh.
Hàng bắt buộc xử lý, tiêu hủy phải có cơ quan chức năng giám sát tiêu hủy theo đúng qui định hiện hành, thường thì kết hợp liên ngành tiến hành giám sát tiêu hủy.
-
Hàng tự nguyện xử lý, tiêu hủy các nhà máy, cơ sở sản xuất:
Trong quá trình lưu chứa nguyên liệu và sản xuất có thể sảy ra tình trạng: nguyên liệu hết hạng xử dụng, sản xuất bị lỗi, sản xuất không đạt chất lượng…
Khi đó, các doanh nghiệp có trách nhiệm tiến hành các thủ tục nội bộ và khai báo với cơ quan chuyên môn để được tiến hành xử lý, tiêu hủy hàng không còn khả năng sử dụng trên.
Việc làm trên, trước tiên các nhà máy, cơ sở sản xuất chứng tỏ cái tâm, trách nhiệm với người tiêu dùng. Sau nữa là thực hiện đúng qui định nhà nước về nguồn gốc và chất lượng hàng hóa.
Tùy theo đặt tính hàng hóa hoặc theo chỉ định của cơ quan chức năng, mà nó được xử lý bằng phương pháp tiêu hủy hoặc chôn lắp hợp vệ sinh.
Hàng hóa tự nguyện xử lý, tiêu hủy có thể có cơ quan nhà nước giám sát tiêu hủy theo đúng qui định hiện hành, hoặc không có cơ quan nhà nước giám sát tiêu hủy. Khi đó chủ nguồn hàng phải có trách nhiệm tìm đơn vị xử lý đúng chức năng và phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hàng hóa mình xử lý.
Trong Nghị định 38:2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu quy định rất rõ về việc quản lý và xử lý hàng hóa cần phải xử lý, tiêu hủy.
Đồng thời theo Nghị định 155/NĐ-CP các mức phạt hành chính về hành vi gây ô nhiễm môi trường, không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình kinh doanh, sản xuất có thể bị phạt tới 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức khi có hành vi tác hại nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên.
Ngoài hàng hóa sai phạm xử lý, tiêu hủy, chúng tôi còn chuyên:
- Vận chuyển, xử lý bùn CN.
- Vận chuyển, xử lý rác CN.
- Vận chuyển, xử lý nước thải CN.
- Vận chuyển, xử lý rác XD.
- Tháo dỡ công trình, nhà xưở
- Vận chuyển, xử lý các chất thải CN khác…
Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm và hợp tác !